Mề đay ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bé bị dị ứng da, nổi mẩn đỏ thành vầng và ngứa. Trẻ sơ sinh bị mề đay nguy hiểm hơn nhiều so với người lớn. Dấu hiệu của bệnh có thể chỉ đến vài giờ rồi mất đi, cũng có khả năng kéo dài tới vài tháng nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây giúp các phụ huynh có nhìn nhận đầy đủ hơn về loại bệnh này.
Mề đay ở trẻ sơ sinh là gì?
Về bản chất, mề đay ở trẻ sơ sinh cũng giống như bệnh mề đay ở người lớn. Đó là hiện tượng cơ thể trẻ xuất hiện những nốt ngứa, phù nề, mẩn đỏ. Cho dù là trẻ em mới sinh hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh. Chỉ cần có tác động không tương thích tới cơ thể, mao mạch dưới da sẽ có phản ứng. Từ đó, làn da xuất hiện đốm đỏ bất thường, đi kèm ngứa, đau rát, nóng ran.
Bệnh mề đay cấp tính ở trẻ sơ sinh nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài giờ khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị hợp lý thì bệnh có thể kéo dài tới nhiều tuần. Ngoài ra, tình trạng mề đay sắc tố cũng thường xuất hiện ở trẻ mới sinh. Làn da biến đổi màu sắc rõ ràng, ửng đỏ hoặc đỏ bừng tùy tình trạng bệnh.
Mề đay ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Rất nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng bệnh mề đay chỉ là dị ứng nên không lo lắng. Thế nhưng, tất cả mọi trường hợp trẻ bị mề đay đều cảm thấy khó chịu vô cùng. Vết mẩn đỏ khiến các bé ngứa ngáy, nóng và hơi rát. Nghiêm trọng hơn, mề đay có thể khiến bé bị tái phát liên tục. Trẻ đối diện với nguy cơ phản ứng đáng sợ hơn:
Suy giảm hệ miễn dịch
Cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, các chức năng chưa hoàn chỉnh bao gồm cả hệ miễn dịch. Mề đay khiến cho trẻ chán ăn, mất ngủ, hay quấy khóc, cơ thể suy nhược. Việc bỏ ăn là nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, do không đủ dưỡng chất. Cũng vì thế, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, tấn công sức khỏe của trẻ.
Bội nhiễm da do mề đay
Bội nhiễm da là hiện tượng vùng da của con người bị vi khuẩn xâm nhập, làm tổn thương nặng nề. Bệnh nhân mắc mề đay là đối tượng dễ bị bội nhiễm da nhất. Bởi vì khi ngứa, bệnh nhân sẽ gãi bằng tay hoặc chà sát vào vật dụng xung quanh. Sau đó, phần da bị bệnh trầy xước tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công.

Nếu đã bị bội nhiễm da thì việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp vô cùng. Nhất là trẻ em mới sinh, làn da mỏng và rất nhạy cảm.
Sốc phản vệ ở trẻ em
Hiện tượng sốc phản vệ do bị mề đay ở người lớn ít xảy ra. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh thì nguy cơ này cao hơn nhiều. Triệu chứng sốc phản vệ xảy ra đối với bệnh nhân bị mề đay nặng, nhất là mề đay sắc tố. Lúc này, đường khí quản bị thu hẹp lại, gây khó thở, đầu óc choáng váng vì thiếu oxy. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể ngất xỉu, cấp cứu không kịp nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ bị sốt do phát bệnh mề đay
Một số trẻ lại có phản ứng sốt khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh mề đay. Hầu hết, cơn sốt chỉ đến chớp nhoáng, nhanh chóng thuyên giảm ở bệnh nhân nhẹ. Còn bệnh nhân bị nặng, tần suất cơn sốt đến dồn dập hơn. Vì thế, cơ thể trẻ mất nước, gây ra mệt mỏi, rối loạn chức năng sinh lý.
Mề đay khiến trẻ nôn mửa nhiều
Đối với bệnh nhân mề đay còn nhỏ tuổi hoặc trẻ mới sinh thì khó tránh khỏi dấu hiệu nôn mửa. Sự phản ứng của cơ thể với chứng bệnh làm hệ thần kinh của trẻ không kịp thích nghi. Trẻ dễ bị nôn ngay sau khi ăn hoặc ngay cả khi trong bụng trẻ không có gì cũng vẫn nôn ọe. Liên tục như vậy, cơ thể trẻ nhanh chóng suy nhược, xanh xao, giảm cân mất kiểm soát.

Như vậy, có thể thấy bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh cực kỳ nguy hiểm. Phụ huynh cần để ý và đưa con đến ngay cơ sở Y tế để khám chữa. Hoặc sử dụng các bài thuốc an toàn từ dân gian giúp bé loại trừ triệu chứng của bệnh.
Dấu hiệu mề đay ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Có một số loại mề đay khác nhau mà trẻ sơ sinh có khả năng gặp phải. Ngoài mề đay thông thường thì mề đay sắc tố cũng là loại bệnh quen thuộc.
Triệu chứng bệnh mề đay thông thường
Mề đay ở trẻ mới sinh cũng chia làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu là mề đay cấp tính, kéo dài trở thành giai đoạn 2, mề đay mãn tính. Riêng mề đay cấp tính, khởi phát đột ngột nhưng thuyên giảm cũng nhanh chóng. Còn mề đay mãn tính thì kéo dài trên 8 tuần, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Do đó, phát hiện, điều trị bệnh mề đay cho trẻ kịp thời là rất quan trọng. Nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn đã bị bệnh:
- Trẻ em quấy khóc, bỏ ăn khác lạ so với thường ngày.
- Tay, chân của trẻ khua liên tục, cào vào mặt, cổ,, vai,…
- Các mảng mề đay bắt đầu xuất hiện trên da của bé, có thể thành quầng hoặc đơn lẻ. Mề đay ở tay hay lưng đều có dấu hiệu như nhau.
- Những mảng mề đay xung quanh màu hồng, đỏ hưng ở giữa lại có màu trắng xanh.
- Trẻ khó thở, sưng phù mắt, miệng, mặt bất thường.
Dấu hiệu mề đay sắc tố ở trẻ sơ sinh
Mề đay sắc tố là một trong những dạng khác nhau của bệnh mề đay. Diễn biến có tính chất phức tạp, nguy hiểm hơn, khó chữa trị hơn rất nhiều. Trẻ em sơ sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Dấu hiệu nhận biết của mề đay sắc tố cũng tương tự như loại mề đay khác. Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng đó ra vẫn có một số đặc điểm nhận diện riêng biệt:

- Khu vực chịu ảnh hưởng của mề đay sắc tố thường là toàn thân.
- Làn da của bé bị thay đổi sắc tố, trở nên đỏ bất thường, đỏ ửng.
- Nguy cơ bị phù nề, khó thở cao hơn so với mề đay thông thường.
Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị bệnh mề đay sắc tố đó là: Nhiễm vi khuẩn, do mẹ uống rượu hoặc thuốc chống viêm không Steroid và cho con bú sữa. Các vấn đề liên quan tới thời tiết, dị ứng thức ăn, ô nhiễm không khí,…Triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài, nghiêm trọng nếu không chữa trị đúng cách.
Mề đay ở trẻ sơ sinh có tự khỏi hay không?
Bệnh mề đay có tự hết không? Thực tế, dù là mề đay thông thường hay mề đay sắc tố đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên, thời gian người bệnh phải chịu đựng triệu chứng kéo dài lên vài ngày. Thậm chí là vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng bệnh để càng lâu càng dễ trở thành mãn tính. Chưa nói đến việc, mề đay còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh bị mề đay cần đưa ngay đến cơ sở Y tế để khám chữa. Hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian như tắm nước lá cây kinh giới, chườm nóng với lá khế chua, lá trầu không. Chữa mề đay bằng mẹo sẽ an toàn hơn nhiều đối với đối tượng trẻ sơ sinh.
Lưu ý, cơ thể trẻ sơ sinh rất non yếu nên tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống các loại thảo dược hoặc thuốc Tây y nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Điều đó tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ gây ngộ độc, sốc thuốc, tác dụng phụ…
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mề đay
Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị mề đay cấp tính, mãn tính hoàn toàn khác biệt so với cách dành cho người lớn. Chăm sóc trẻ đúng khoa học, giúp cho quá trình chữa trị đạt kết quả tốt. Rút ngắn thời gian trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

- Hiểu được nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta phải cắt bỏ ngay tác nhân đó. Chẳng hạn, trẻ bị mề đay sắc tố do ăn phải sữa mẹ có bia rượu. Lúc này, người mẹ cần dừng có con bú sữa ít nhất một ngày. Dừng ngay thói quen uống rượu lại.
- Chúng ta đều thấy mề đay xuất hiện nhanh nhất khi gặp gió hoặc trời lạnh. Vì vậy, giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết.
- Người mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, B1, vitamin E, chất xơ. Như vậy, nguồn sữa mẹ mới đảm bảo dinh dưỡng, an toàn.
- Đeo bao tay cho trẻ để tránh tình trạng da trầy xước vì bé cào vào cơ thể.
- Giảm ngứa bằng cách sử dụng kem dưỡng da thích hợp, không có hóa chất. Xoa tay nhẹ lên vùng bị mề đay cho trẻ.
- Tuyệt đối không mặc quần áo cứng, thô ráp cho trẻ để tránh làm tổn thương da.
Trẻ sơ sinh bị mề đay có nên tắm hay không
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Dù bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm nhưng không nhất thiết phải kiêng tắm một cách tuyệt đối. Chúng ta vẫn có thể tắm cho trẻ bằng phương pháp sau:

- Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ, không nên dùng nước lã. Tốt nhất là đun sôi nước rồi để nguội bớt, thêm vào đó lá khế, lá trầu hoặc lá tía tô.
- Không nên tắm cho trẻ sơ sinh bị mề đay quá lâu, chỉ tắm khoảng 5 đến 7 phút.
- Dùng khăn mềm để tắm, tránh cọ xát mạnh vào vùng da bị mẩn đỏ.
- Tuyệt đối không dùng những loại hóa chất như sữa tắm, xà bông để ngăn chặn kích ứng da.
- Tắm cho bé xong cần lau khô cơ thể và mặc quần áo giữ ấm cơ thể.
- Nên chọn những nơi kín gió, ấm áp để tắm cho bé. Nếu là mùa đông, tốt nhất nên bật máy sưởi.
Nhiều người lựa chọn cách cho trẻ kiêng tắm cả tuần, việc làm này là phản khoa học. Suốt 1 tuần không tắm, trên da trẻ sơ sinh lưu trữ rất nhiều vi khuẩn. Chúng xâm nhập, tấn công làn da non nớt của bé gây ra hệ quả ngoài mong đợi. Hiện tượng viêm da, nhiễm trùng xuất hiện. Tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
Mề đay ở trẻ sơ sinh là một dạng dị ứng da nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là khó thở. Do đó, phát hiện và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để chăm sóc trẻ. Phụ huynh cần nắm bắt rõ các dấu hiệu của mề đay sắc tố để phân biệt cũng như đưa ra phương án giải quyết thích hợp nhất.