Viêm họng cấp tính là một bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhất là khi thời tiết thay đổi. Vậy viêm họng cấp là gì, bệnh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám và dùng thuốc điều trị… hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Viêm họng cấp là gì

Viêm họng cấp tính tức là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc họng kết hợp với viêm amidan. Do đó, hiện nay người ta có xu hướng nhập lại thành viêm họng – viêm amidan cấp.
Viêm họng là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang v.v…
Viêm họng cấp ở trẻ em thường có các biểu hiện: bé bị sốt cao, nghẹt mũi, chãy nước mũi, ho liên tục… Trẻ sơ sinh thường bỏ ăn, bú ít, hay quấy khóc về đêm.
Viêm họng cấp ở người lớn thường khởi phát đột ngột, sốt cao từ 39 – 40 độ C, cổ họng có cảm giác đau rát, khô nóng, ho nhiều.
Nguyên nhân viêm họng

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng chủ yếu do virus, chiếm 60-80% các trường hợp mắc bệnh, gồm Adéno virus, virus cúm, virus parainfluenzae, virus Coxsakie.
Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm 20-40%, gồm vi khuẩn liên cầu (tan huyết nhóm A, các nhóm B, C, G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis.
Viêm họng thường bắt đầu bằng sự nhiễm virus. Sau đó do độc tố của virus, cấu trúc giải phẫu của amidan và sức đề kháng của cơ thể đã gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (S.pyogenes). Bên cạnh đó các yêu tố thuận lợi cho bệnh phát triển bao gồm:
- Thay đổi thời tiết.
- Môi trường sống ô nhiễm.
- Khói thuốc lá, thuốc lào.
- Uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
Viêm họng cấp có lây không? bệnh viêm họng đỏ cấp cũng có thể lây lan bằng nước bọt, nước mũi khi giao tiếp.
Triệu chứng viêm họng cấp

Viêm họng thường xảy ra đột ngột, rất ít các dấu hiệu báo trước. Biểu hiện chủ yếu là: Sốt viêm họng cấp từ 38 – 39°C hoặc sốt cao, người ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn… Các triệu chứng kèm theo là:
- Đau họng nhất là khi nuốt, kể cả khi nuốt chất lỏng.
- Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.
- Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ.
- Hai amidan sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp bựa trắng phủ trên bề mặt.
- Có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.
Viêm họng cấp có nguy hiểm không

Viêm họng cấp sốt mấy ngày ? Nếu bệnh do virus gây ra thì sốt cao 2 – 3 ngày sau đó hạ dần. Trường hợp bệnh do vi khuẩn thường sốt cao 4 – 5 ngày và chỉ giảm khi được điều trị.
Viêm họng cấp bao lâu thì khỏi ? Nếu viêm họng do virus, bệnh thường kéo dài 3-5 ngày thì tự khỏi, các triệu chứng giảm dần. Nếu là do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài hơn và phải điều trị bằng kháng sinh để tránh các biến chứng:
Trường hợp viêm họng cấp ở trẻ nhỏ và người già thì bệnh diễn tiết phức tạp hơn, có thể gây ra các biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan, viêm tấy hoặc áp xe các khoảng bên họng, áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ 1-2 tuổi.
- Biến chứng lân cận: Viêm họng có thể gây viêm họng thanh quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm mũi xoang cấp.
Đặc biệt nếu viêm họng là do liên cầu tan huyết nhóm A (S.pyogenes) thì có thể gây viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim, cá biệt có thể gây nhiễm trùng huyết.
Khi bị viêm họng cấp nên làm gì
Khi bị viêm họng người bệnh nên thực hiện tốt một số lưu ý sau:
- Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
- Xúc họng thường xuyên bằng nước muối.
- Uống nhiều nước (nước ép trái cây hoặc trà thảo dược càng tốt).
- Không tiếp xúc trực tiếp, dùng chung vật dụng cá nhân với những người trong gia đình.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích.
- Tăng cường rau xanh và các thực phẩm bổ dưỡng.
Khi bệnh có những dấu hiệu trở nặng (sốt cao, đau họng nhiều) nên đên ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: không tự ý mua và sử dụng thuốc trị viêm họng tại nhà khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp
Nguyên tắc: Mọi trường hợp viêm họng đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi đều phải được điều trị như viêm họng đỏ cấp do liên cầu khi không có xét nghiệm xác định loại virus hoặc vi khuẩn.
Xem thêm: TOP 8 thuốc xịt họng hiệu quả tốt nhất hiện nay
Phác đồ điều trị cụ thể:
- Kháng sinh trị viêm họng nhóm beta lactam hoặc các nhóm khác.
- Điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm đau, hạ sốt.
- Điều trị tại chỗ: bôi họng, xúc họng, khí dung họng.
- Xác định nguyên nhân gây viêm họng để điều trị.
Đơn thuốc điều trị viêm họng cấp
Viêm họng cấp uống thuốc gì? các thuốc sử dụng bao gồm:
Điều trị toàn thân:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol, aspirin…
- Thuốc kháng sinh: amoxicilin, cephalexin, erythromycin, clarythromycin…
- Thuốc kháng viêm: alpha chymotrypcin, prednisolon 5mg

Điều trị tại chỗ:
- Xông họng: kháng sinh + giảm viêm
- Xúc họng: BBM ngày 3 – 4 lần.
Chú ý:
- Bổ sung các yếu tố vi lượng, sinh tố trái cây, vitamin c…
- Với trẻ nhỏ cần nhỏ mũi bằng argyrols 1%, và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm.
- Bù nước và chất điện giải do bệnh nhân bị sốt cao. tốt nhất là sử dụng dung dịch oresol (ORS) và pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.
- Khi viêm họng thể nặng hoặc đã có biến chứng người bệnh cần đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhấn để khám và điều trị kịp thời.
Chữa viêm họng cấp tại nhà
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng tại nhà cũng là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết chứng viêm họng do thay đổi thời tiết. Các bạn có thể lựa chọn sử dụng các cách sau đây:
Trị viêm họng tại nhà bằng gừng tươi

Theo quan điểm Đông Y gừng có tính nóng, giúp làm ấm cơ thể, nên có khả năng trị cúm, trị cảm cũng như giảm đau họng cấp rất tốt.
Cách làm: Lấy gừng tươi cạo sạch vỏ rồi đập nát, sau đó cho vào 1 ly nước ấm, hòa thêm 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Uống từng ngụm nhỏ để trà gừng tác dụng từ từ, giúp làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
Tỏi chữa viêm họng tại nhà hiệu quả

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin, đây một loại kháng sinh cực mạnh, giúp diệt khuẩn hiệu quả. Do đó, tỏi có khả năng kháng viêm, chữa đau họng rất tốt.
Cách làm: Khi thấy cổ họng có cảm đau rát, bạn nên ngậm một tép tỏi sống trong miệng khoảng 5-10 phút. Cách nãy có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng.
Bên cạnh 2 cách bên trên, các bạn có thể tham khảo thêm các cách dân gian chữa viêm họng tại nhà tại đây. https://incontinet.com/tri-dau-hong
Viêm họng cấp nên ăn gì
Một chế độ ăn uống khoa học không những giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát cổ họng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng rất tốt.
Theo đó người bị viêm họng nên ăn những thực phẩm sau:

- Thực phẩm mềm, nhuyễn, dễ nuốt.
- Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C.
- Thực phẩm giàu chất kẽm.
- Thực phẩm giàu protein.
- Uống trà gừng, mật ong, nghệ.
Viêm họng cấp kiêng gì
Người bị viêm họng nên kiêng những thực phẩm sau đây để giảm những tác động không tốt đến vòm họng.
- Các món khô, cứng.
- Món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thực phẩm tươi sống, các món gỏi.
- Hoa quả có chứa hàm lượng axit cao.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Không hút thuốc lá.
Ngoài ra để bệnh không tai phát người bênh nên thực hiện một số lưu ý sau.
Phòng bệnh viêm họng

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm… viêm họng, viêm amidan cấp…
- Nâng cao mức sống, tập thể thao tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường sống trong sạch.
- Phòng hộ lao động tốt. Bỏ thuốc lá và rượu bia.
- Vệ sinh răng miệng tốt.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh viêm họng mà muốn chia sẻ đến các bạn. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc cần giải đáp vui lòng comment dưới. Đừng quyên chia sẻ những kiến thức này đến với bạn bè và người thân.