Viêm Họng Mãn Tính Là Gì, Có Chữa Được Không, Uống Thuốc Gì

Viêm họng mãn tính nếu không đi khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng. Vậy, viêm họng mãn tính là gì, bệnh có nguy hiểm không, có chữa được không… hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Viêm họng mãn tính là gì

Hình ảnh viêm họng mãn tính
Hình ảnh viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới bốn hình thức chính là:

  • Viêm họng xung huyết.
  • Viêm họng xuất tiết.
  • Viêm họng quá phát.
  • Viêm họng teo.

Bệnh này có thể điều trị hiệu quả nhưng hay tái phát ở những người có tiền sử trào ngược dạ dày, nghiện rượu, ăn uống không hợp lý.

Triệu chứng viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính triệu chứng rất ít. Biểu hiện chủ yếu là những đợt tái phát viêm họng cấp khi bị lạnh, cảm mạo, cúm… thì xuất hiện sốt và kèm theo các triệu chứng như:

  • Cảm giác thường gặp nhất là khô họng, mắt đau, ngứa và vướng họng. Những hiện tượng này rõ nhất là buổi sáng lúc mới thức dậy.
  • Nuốt có cảm giác vướng và đau. Giọng nói có thể khàn nhẹ hoặc mất tiếng.
  • Nóng rát vùng ngực ở bệnh nhân có bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Ho có đờm kéo dài nhiều tuần.

Bên cạnh đó, tùy theo thể bệnh mà khám họng thấy có tổn thương khác nhau:

Hình ảnh viêm họng mãn tính ở 4 thế khác nhau
Hình ảnh viêm họng mãn tính ở 4 thế khác nhau

Viêm họng mãn tính xung huyết: niêm mạc họng đỏ, có những hạt ở thành sau họng, tiết nhày dọc theo vách họng.

Viêm họng mạn tính quá phát: niêm mạc họng đỏ bầm và dày lên. Thành sau họng có tổ chức bạch huyết phát triển mạnh làm cho niêm mạc họng gồ lên thành từng đám xơ hóa to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Tổ chức bạch huyết quá phát, có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau gọi là “trụ giả”.

Viêm họng mãn tính teo: Sau giai đoạn quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhày và nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau amiđan mất đi. Các hạt ở thành sau cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà cũng mỏng đi. Niêm mạc trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng giãn rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.

Nguyên nhân viêm họng mãn tính

Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm họng mạn tính, điển hình có thể kể đến các nguyên nhân sau:

  • Viêm họng do viêm mũi, viêm xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sàng sau.
  • Viêm họng do viêm amidan mạn tính.
  • Viêm họng do hội chứng trào ngược dạ dày.
  • Viêm họng do tắc mũi mạn tính, vẹo vách ngăn, polyp mũi.
  • Do tiếp xúc với khói bụi, hơi hoá học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu…

Bên cạnh đó môi trường sống ô nhiễm và thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân chính gây viêm họng mạn tính.

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không

Các biến chứng nguy hiểm của viêm họng mạn tính
Các biến chứng nguy hiểm của viêm họng mạn tính

Nhìn chung các triệu chứng viêm họng mạn tính đều ở mức độ nhẹ, tiến triển chậm nhưng dai dẵng và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách bệnh có thể gây ra các biến chứng viêm họng mãn tính như:

  • Viêm thanh quản mạn tính.
  • Viêm khí quản mạn tính.

Bên cạnh đó, viêm họng mãn tính đợt cấp có thể gây viêm amidan cấp tính, áp xe amidan, áp xe thành họng, viêm tai giữa

Ngoài ra, viêm mũi họng mạn tính cũng là yếu tố gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do luôn phải khạc nhổ vì vướng họng, nhất là về đêm.

Viêm họng mãn tính có gây ung thư không

Trường hợp bệnh diễn tiến kéo dài không được điều trị khiến bệnh trở nặng sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào bệnh cảnh và miễn dịch của người bệnh.

Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu của viêm họng mạn tính, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Viêm họng mãn tính có lây không

Viêm họng mạn tính không phải là bệnh truyền nhiễm. Do vậy, không có khả năng lây từ người bệnh sang người bình thường.

Viêm họng mãn tính có chữa được không

viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? câu trả lời là: bệnh viêm họng mạn tính khi đã loại trừ được các yếu tố gây bệnh cũng có thể tự khỏi và hoàn toàn có thể khỏi triệt để.

Tuy nhiên để bệnh không tái phát, người bệnh cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Điều trị viêm họng mãn tính

Cách điều trị viêm họng mạn tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý dẫn đến viêm họng như đã nói ở trên.

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

  • ­Trường hợp bị viêm họng mạn do mắc các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan… cần tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh này theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Trường hợp vị viêm họng do mắc hội trứng trào ngược dạ dày thực quản thì được chỉ định sử dụng các thuốc ức chế bơm proton.
  • Người nghiện thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích nhiều cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn những thói quen này.
  • Tổ chức phòng hộ lao động tốt, đeo khẩu trang đảm bảo khi lao động trong môi trường khói bụi.
  • Cải thiện môi trường quanh nơi ở, nơi làm việc.

Phác đồ điều trị viêm họng mãn tính

Súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp giảm nhanh các triệu chứng VH
Súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp giảm nhanh các triệu chứng VH
  • Thể viêm họng xuất tiết: súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, giảm viêm, giảm đau như: glycerin borat 3%, S.M.C (Salicylat Na, menthol).
  • Thể viêm họng teo: rữa mũi họng bằng dung dịch borat Na 1% cho hết vảy, rồi khí dung với hydrocortisone, vitamin C, nước muối khoáng.
  • Điều trị viêm họng mạn tính quá phát, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tại chỗ, không nên tự ý điều trị tại nhà.
  • Đốt họng hạt: trường hợp viêm họng hạt mạn tính gây ghẹn vướng khi nuốt. Có thể chỉ định đốt họng hạt để giải quyết tạm thời.

Bên cạnh đó nhỏ mũi, rửa mũi: bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu. Để tăng cường hiệu quả điều trị.

Đơn thuốc trị viêm họng mãn tính

Các thuốc điều trị viêm họng mãn tính được sử dụng trong đợt cấp bao gồm:

  • Thuốc làm lỏng chất nhầy như: bromhexin, acetylcystein…
  • Thuốc kháng viêm: alphachymotrypsin, lysozym…
  • Thuốc chống dị ứng: các thuốc kháng histamin như cetirizin, chlorapheniramin…
  • Thuốc giảm ho: thảo dược, siro ho.
Thuốc kháng viêm alphachymotrypsin
Thuốc kháng viêm alphachymotrypsin

Bên cạnh đó để điều trị viêm họng hạt mãn tính hiệu quả người bệnh cần:

  • Thay đổi thể trạng, thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể.
  • Uống bổ sung vitamin C, A, D.

Lưu ý: viêm họng mạn tính điều trị dai dẳng, dễ tái phát nếu không loại bỏ đựơc triệt để các nguyên nhân gây bệnh.

Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian

Giải pháp trị viêm họng mãn tính tại nhà được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả cao và rất an toàn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa viêm họng mạn tính sau đây.

Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong

Mật ong chữa viêm họng mạn tính
Mật ong chữa viêm họng mạn tính

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, mật ong thường được sử dụng để chữa những bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng thanh quản mãn tính…

Cách làm đơn giản như sau:

  • Cách 1: Pha 3 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh cùng 100ml nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng.
  • Cách 2: Làm ấm mật ong sau đó cho 2 – 3 thìa ngậm trong cổ họng rồi nuốt dần.

Chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi

Cách chữa viêm họng mạn tính bằng tỏi
Cách chữa viêm họng mạn tính bằng tỏi

Khoa học đã chứng minh tỏi là thực phẩm tự nhiên giúp tăng sức đề kháng rất tốt. Lý do là vì tỏi allicin, đây là một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.

Cách dùng tỏi chữa viêm họng đơn giản như sau:

  • Cách 1: ngậm 1 tép tỏi sống trong miệng khoảng 5 – 10 phút sau đó bỏ bã.
  • Cách 2: dùng 1 – 2 củ tỏi tươi đem giã nát, thêm nước và mật ong vừa đủ, sau đó cho vào xoong đun sôi đến khi sánh mịn. Uống hỗn hợp trên mỗi ngày trong một thời gian bệnh viêm họng mạn tính sẽ được đẩy lùi.

Xem thêm: TOP 8 thuốc xịt họng cho người lớn và trẻ em tốt nhất

Chữa viêm họng mạn tính tại nhà bằng húng chanh

Bài thuốc chữa viêm họng bằng lá húng chanh
Bài thuốc chữa viêm họng bằng lá húng chanh

Bạn có thể sử dụng húng chanh để chữa viêm họng mạn tính bằng các cách sau đây:

  • Cách 1: Bạn lấy lá húng chanh tươi mang rửa sạch, sau đó thêm vài hạt muối nhai dập và nuốt nước dần.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch và thái nhỏ, trộn thêm 20g đường phèn. Sau đó đem chưng cách thủy. Khi chin dùng hỗn hợp trên ngậm trong họng rồi nuốt nước dần. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần giúp giảm nhanh cách triệu chứng khó chịu.

Viêm họng mãn tính kiêng gì

Bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt của mình. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát sau đó. Theo đó người bị viêm họng nên kiêng một số thực phẩm sau:

Những thực phẩm người mắc bệnh vh không nên ăn
Những thực phẩm người mắc bệnh vh không nên ăn
  • Món ăn khô, cứng.
  • Đồ ăn cay, nóng.
  • Đồ uống có cồn, thuốc lá.
  • Hoa quả chứa hàm lượng axit cao.
  • Thực phẩm đông lạnh.
  • Thực phẩm tươi sống.

Viêm họng mãn tính nên ăn gì

Bên cạnh vấn đề những thực phẩm nên kiêng thì các bạn cũng cần quan tâm đến việc bổ sung thực phẩm có lợi, để giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh viêm họng mãn tính
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh viêm họng mãn tính
  • Ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt: súp, cháo.
  • Những món ăn trơn mát: các món canh rau.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cà rốt, cam, chanh
  • Thực phẩm giàu kẽm: nấm, củ cải trắng, rau chân vịt.
  • Trà thảo mộc: trà bạc hà, trà gừng, trà cam thảo.

Những thực phẩm trên không chỉ giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Phòng bệnh viêm họng mãn tính

  • Nâng cao mức sống, luyện tập thể dục để tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường sống trong sạch.
  • Những người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, khói bụi cần phòng hộ lao động tốt.
  • Bỏ thuốc lá và rượu, bia và các chất kích thích không tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm sống…
  • Vệ sinh răng miệng tốt. điều trị triệt để các bệnh về răng miệng, lợi…
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan, trào ngược dạ dày thực quản…
  • Khi mắc viêm họng cấp cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm, không để bệnh lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm họng mãn tính. Hy vọng, qua bài viết bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Đừng quên chia sẻ những kiến thức thú vị này đến bạn bè và người thân.