Viêm phế quản phổi là căn bệnh phổ biến và ngày càng nguy hiểm hiện nay. Viêm phế quản ngày nay xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này? Người mắc bệnh có triệu chứng như thế nào? Điều trị bệnh ra sao? Nên ăn và không nên ăn những gì khi mắc bệnh? Cùng tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Viêm phế quản phổi là gì
Viêm phế quản phổi là tình trạng các phế nang bên trong phổi và phế nang bị tổn thương cấp lan tỏa. Bệnh làm cho các phế nang ứ đọng nhiều chất dịch, gây ra tình trạng khó thở cho bệnh nhân. Virus sởi, Adenovirus,… là các nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này.
Người mắc bệnh viêm phế quản ở phổi có biểu hiện khó thở từng cơn. Tùy tình trạng bệnh mà người mắc có triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau. Nếu không phát hiện bệnh sớm thì người bệnh có nguy cơ tử vọng.
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em
Ngày nay, bệnh viêm phế quản rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Trong đó trẻ em dưới 3 tuổi chiếm 80%. Cụ thể hơn thì trẻ em dưới 12 tháng tuổi mắc bệnh này phổ biến với thống kê lên tới 80%. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc khi trẻ em mắc phải bệnh này nhé.

Nguyên nhân viêm phế quản phổi ở trẻ
Trẻ em dễ mắc viêm phế quản phổi bởi các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,..gây ra. Trong đó, virus chiếm 80% đến 85% là nguyên nhân chủ yếu. Các virus gây nên bệnh cụ thể như: virus hô hấp hợp bào, Adenovirus, Picornavirus, virus cúm,… Ở độ tuổi khác nhau mà trẻ em mắc bệnh này với các loại vi khuẩn khác nhau như:
- Trẻ sơ sinh: Do vi khuẩn Streptococcus nhóm B và trực khuẩn đường ruột Gram âm.
- Trẻ từ 1 tháng đến 12 tháng tuổi: Do Streptococcus, Chlamydia trachomatis.
- Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: Do Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis,…
Ngoài ra, căn bệnh này còn xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm vòng họng và khoang mũi do cảm sốt. Bệnh cạnh đó hít phải chất phóng xạ, dầu hôi,.. cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ
Đối với trẻ em khi mắc viêm phế quản phổi do virus thì triệu chứng ít nghiêm trọng và ít xuất hiện phổ biến. Còn nếu mắc bệnh cho vi khuẩn thì biểu hiện rất rõ rệt và bệnh tiến triển trong thời gian ngắn, gây ra nguy hiểm.
Tùy theo từng giai đoạn mắc bệnh, tình trạng nặng hoặc nhẹ mà trẻ em có các triệu chứng mắc viêm phế quản khác nhau. Các triệu chứng cụ thể như:
- Viêm long đường hô hấp: ho, sốt, khó thở, ho khạc nhầy, thở nhanh.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: chướng bụng, nôn ói, tiêu chảy, biếng ăn.
- Các biểu hiện khác: Nhức đầu, tím tái người, khó ngủ, quấy khóc.
Đối với trẻ sơ sinh thì có các triệu chứng như: Thở nhanh hoặc khó thở, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt bất thường, bỏ bú thường xuyên. Các mẹ cần chú ý về các triệu chứng này của trẻ để nhanh chóng phát hiện bệnh nhé.

Trẻ bị viêm phế quản phổi phải làm sao
Nếu trẻ có các triệu chứng nghi viêm phế quản thì ba mẹ hoặc người thân hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám bệnh. Sau đó cần làm theo chỉ dẫn mà bác sĩ đã dặn dò. Hằng ngày, trẻ phải uống thuốc do bác sĩ kê theo đúng liều lượng. Cần chú ý về việc ăn uống, không nên và nên ăn gì khi trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản phổi. Trẻ phải uống thật nhiều nước hằng ngày và luôn phải giữ ấm cơ thể.
Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ
Nếu trẻ mắc bệnh là do virus gây ra thì không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh. Thuốc dùng điều trị viêm phế quản cấp do virus có bán ở các hiệu thuốc trên thị trường, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc sử dụng. Bên cạnh đó, nếu có tình trạng sốt cao, khó thở thì trẻ được điều trị tại bệnh viện. Điều trị tại bệnh viện để giam đi nguy cơ nguy hiểm như:
- Phổi bị nhiễm trùng có thể gây ra nhiễm trùng máu.
- Dễ bị tái lại tình trạng viêm phế quản phổi.
Nếu trẻ mắc bệnh là do vi khuẩn thì phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, tùy vào mức độ bệnh mà trẻ được điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Thuốc kháng sinh dùng điều trị cho bé có 2 loại: dùng để tiêm và dùng để uống. Thường thì các trẻ khi điều trị tại nhà với tình trạng nhẹ thì được khuyến khích sử dụng dạng uống, tức thuốc ở dạng siro. Khi sử dụng cần cho trẻ uống trước khi ăn và trước khi bú đối với trẻ sơ sinh để tránh tình trạng nôn ói.
Còn đối với trẻ có tình trạng nặng thì khi điều trị tại bệnh viện thì được dùng thuốc kháng sinh dạng tiêm. Ngoài ra, liệu pháp hô hấp cũng được sử dụng để điều trị căn bệnh này cho trẻ nhỏ.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi
Khi có con em mình mắc bệnh viêm phế quản phổi cần cho trẻ uống thuốc kháng sinh và kháng virus theo đúng chỉ dẫn bác sĩ. Đối với trẻ có tình trạng khó thở thì nên thường xuyên sử dụng ống hít và máy phun sương cho trẻ.

Bố mẹ nên vệ sinh chất nhầy trong mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày để mũi của bé được sạch sẽ. Vệ sinh mũi sạch sẽ sẽ hạn chế được tình trạng viêm nhiễm mũi cũng như khó thở cho trẻ. Bố mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé đều đặn 2 lần trong ngày, nếu phát hiện bất thường hãy đưa bé đến ngay bác sĩ.
Bố mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm được bác sĩ chỉ dẫn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường bẩn.
Viêm phế quản phổi ở người lớn
Viêm phế quản phổi ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi rất phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm phế quản ở người lớn nhé.
Nguyên nhân viêm phế quản phổi ở người lớn
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở người lớn chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Các virus gây bệnh như: virus hô hấp hợp bào, virus sởi, virus cúm,… Các vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn Mycoplasma, vi khuẩn Chlamydia, vi khuẩn Streptococcus,…

Ngoài nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn và virus thì ở người lớn còn nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân cụ thể như:
- Khói thuốc lá.
- Sức đề kháng kém.
- Trào ngược dạ dày gây viêm nhiễm cổ họng.
- Thay đổi thời tiết đột ngột.
- Thường xuyên hít phải các hóa chất độc hại và bụi bẩn.
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn tùy vào mức độ mà có các biểu hiện khác nhau. Thông thường các triệu chứng gây bệnh phát triển sau khi mắc các bệnh về hô hấp hoặc bị cảm sốt thông thường. Một số triệu chứng đáng lưu ý như sau:
- Thở rất khó khăn, sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu, đau rát họng.
- Ho có đờm. Nếu đờm trắng là do virus gây bệnh. Nếu đờm có màu khác thường như: màu xanh, màu vàng, màu đục thì do vi khuẩn gây bệnh.
- Nôn ói, chướng bụng, tiêu chảy.
Đặc biệt, những người mắc bệnh nặng thì dấu hiệu rõ rệt hơn hẳn. Lúc này nếu không kịp thời điều trị thì dễ dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu của những người mặc viêm phế quản phổi nặng và nguy hiểm như:
- Sốt rất cao đôi khi sốt tới 40 độ và kéo dài không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
- Khó chịu khi ho khan, ho liên lục kéo dài, ho do thay đổi thời tiết.
- Khó thở từng cơn, khó thở xảy ra liên tục nhiều ngày, khó thở do thay đổi thời tiết đột ngột.
Nếu bạn ở giai đoạn khởi phát thì cần điều trị kịp thời để tránh gây ra tình trạng bệnh kéo dài không hết hẳn. Nếu bạn mắc phải các dấu hiệu bệnh rõ rết thì hãy đến ngay bệnh viện để được khám chữa trị hiệu quả và nhanh chóng nhé.
Điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn
Khi bạn mắc bệnh viêm phế quản phổi bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự tiện mua thuốc bày bán trên thị trường để dùng. Tùy theo mức độ bệnh mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ có cách điều trị thích hợp nhất. Hiện nay, điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn có 2 cách: Sử dụng thuốc tây và sử dụng thuốc nam.
Đối với sử dụng thuốc tây bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà kê thuốc cho bạn. Đối với bệnh nhân mắc bệnh cho virus gây ra thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng virus. Các loại thuốc này dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc trên thị trường. Tuy nhiên, bạn phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh được kê tùy vào tình trạng của người bệnh. Cụ thể như:
- Đối với người bệnh không sử dụng thuốc kháng từ trước: Thường sẽ dùng thuốc kháng sinh Ampicillin hoặc kết hợp với thuốc Amikacin.
- Đối với người bệnh đã sử dụng kháng sinh từ trước: Điều trị bằng thuốc kháng sinh Augmentin kết hợp với Amikacin. Hoặc thuốc kháng sinh Tarcefoksym kết hợp với Amikacin.
- Mắc bệnh do tụ cầu khuẩn gây nên: dùng thuốc kháng sinh như. Cloxacillin, Vancomycin, Bristopen và Cefobis.
- Mắc bệnh do vi trùng Haemophilus Influenzae – vi trùng thuộc loại trực khuẩn Gram âm: sử dụng thuốc kháng sinh Chloramphenicol.

Một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp cả thuốc nam. Cách chữa trị bằng thuốc nam rất đơn giản dễ sử dụng và rất hiệu quả.
- Sử dụng gừng: Thường kết hợp gừng tươi ép lấy nước với mật ong pha với nước sôi để sử dụng. Sử dụng 2 lần trong ngày để đạt hiệu quả.
- Sử dụng tỏi: Sử dụng cao tỏi để đạt hiệu quả. Cao tỏi được kết hợp từ tỏi đã được băm thật nhuyễn với mật ong.
Viêm phế quản phổi có nguy hiểm không
Viêm phế quản phổi nếu phát hiện kịp thời và được điều trị nhanh chóng thì ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên cũng không được chủ quan để tránh tái phát và bệnh tình chuyển biến xấu.
Trường hợp không phát hiện kịp thời và áp dụng điều trị bệnh thì rất nguy hiểm. Bởi lẽ, căn bệnh này có nhiều triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm nên nhiều người không phát hiện ra. Trường hợp nguy hiểm nếu nhẹ thì gây hẹp đường thở của người bệnh, gây suy giảm hô hấp. Còn trường hợp nặng thì gây ra tình trạng tử vong.
Viêm phế quản phổi có lây không
Bệnh viêm phế quản phổi lây nhiễm do các vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh này lây qua 2 con đường. Cụ thể:
- Lây theo con đường trực tiếp: Đây là lây truyền từ người sang người. Bởi lẽ virus tồn tại trong dịch tiết của đường hô hấp. Khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi thì rất dễ lây bệnh. Virus trong dịch theo không khí sẽ đi vào cơ thể người đối diện gây nên tình trạng ủ bệnh.

- Lây theo con đường gián tiếp: Đây là lây truyền khi tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh. Việc sử dụng các đồ dùng cá nhân như: Ly uống nước, khăn lau mặt,…đã được người bệnh sử dụng qua rất dễ lây bệnh.
Dù là cách lây truyền nào thì cả người bệnh và người tiếp xúc nên thận trọng và chú ý. Khi người tiếp xúc có xuất hiện các triệu chứng của viêm phế quản thì hãy đi khám bác sĩ nhé. Vì vậy, viêm phế quản phổi chỉ lây lan nếu bạn không biết cách phòng chống nhé.
Viêm phế quản phổi kiêng gì, nên ăn gì
Người mắc viêm phế quản cần phải có chế độ ăn hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, người mắc bệnh này cần chú ý về các thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Vậy thực phẩm nào nên và không ăn đối với người mắc bệnh này? Tìm hiểu tiếp ngay sau đây nhé.
Thực phẩm nên ăn dành cho người bị viêm phế quản
Rau xanh và trái cây là thực phẩm rất tốt và nên có trong thực đơn của người mắc bệnh viêm phế quản. Rau xanh và trái cây có nhiều chất xơ và các vitamin giúp: cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng,.. Việc ăn rau xanh và trái cây giúp giảm nhanh các cơn đau họng và triệu chứng bệnh.
Các loại rau xanh nên ăn như: rau cải, rau cần, xà lách, rau muống,.. Các loại trái cây nên ăn như: dâu tây, cam. quýt, cà chua, ráo,…

Thực phẩm giàu protein và năng lượng giúp cơ thể người bệnh tích lũy được năng lượng và đề kháng. Các thực phẩm giàu protein và năng lượng như: Trứng, đậu hủ, đậu phộng, thịt gà, ngũ cốc,… Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều để tránh tình trạng khó tiêu.
Người mắc bệnh nên uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể. Uống nhiều nước giúp người bệnh giảm được tình trạng khô cổ họng do ho nhiều. Ngoài ra, uống nước nhiều dễ đờm trong cổ được tống ra ngoài một cách dễ dàng.
Thực phẩm làm từ sữa giúp cung cấp cho người bệnh vitamin D, protein và Canxi. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng sữa chua, vì sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Thực phẩm không nên ăn dành cho người bị viêm phế quản
Thức ăn nhanh và thực phẩm đông lạnh người bệnh nên hạn chế hoặc không nên có trong thực đơn ăn uống của mình. Vì hàm lượng muối trong các loại thực phẩm này rất cao, làm cho lượng đờm trong cổ tiết ra nhiều.
Đường cũng nên hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh. Ăn nhiều đường sẽ làm tình trạng khó thở xảy ra thường xuyên.

Thức ăn cay nóng và đồ ăn có vị chua: Thức ăn cay có chứa nhiều tiêu, ớt khiến các cơn ho ngày càng nhiều, gây ra đau rát họng. Còn đồ ăn có vị chua khiến cho người bệnh càng mệt mỏi và khó chịu.
Đồ uống có ga và có cồn cũng là thực phẩm không nên sử dụng cho người mắc bệnh này. Đồ uống có ga và có cồn làm cho tình trạng khó thở kéo dài. Ngoài ra còn khiến nhịp tim bị rối loạn.
Trên đây là thông tin về bệnh viêm phế quản và các vấn đề xoay quanh căn bệnh nguy hiểm này. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu biết thêm về vấn đề bạn đang tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
- Viêm phế quản mãn tính và cách điều trị hiệu quả
- Viêm phế quản bội nhiễm là gì? cách điều trị hiệu quả
- Cách điều trị viêm phế quản co thất hiệu quả
- Viêm tiểu phế quản là gì? nguyên nhân và cách điều trị